Giấy mời đăng ký tham dự khóa tập huấn
“PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DIÊM MẠCH
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM”
Kính gửi: ………………………………………………………………………
Nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà khoa học, sinh viên và nhà sản xuất (i) Nâng cao kỹ năng và kiến thức liên quan đến các yếu tố bất thuận trong sản xuất cây diêm mạch; (ii) Giúp người tham gia làm quen, nâng cao kỹ thuật canh tác và quản lý dịch bệnh ở cây diêm mạch; (iii) Nắm bắt được mối tương quan giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, đồng thời biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập bản đồ và phân tích chuỗi giá trị diêm mạch tại Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu cây trồng, trường Đại học Wageningen, Hà Lan đồng tổ chức khoá tập huấn “Phát triển chuỗi giá trị diêm mạch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam”.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp trân trọng kính mời đơn vị/ cá nhân đến tham dự Khóa tập huấn: “Phát triển chuỗi giá trị diêm mạch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam”.
- Nội dung chương trình: (File đính kèm)
- Công nghệ nhân giống cây trồng đổi mới cho các yếu tố bất thuận trong sản xuất cây diêm mạch
- Chiến lược quản lý diêm mạch trong điều kiện mặn
- Phát triển chuỗi giá trị diêm mạch
- Thời gian đào tạo:
- Ba ngày đào tạo trực tuyến (Tháng 10/2023)
- Đào tạo tập huấn trực tiếp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 13/11/2023 – 24/11/2023
- Một ngày đào tạo trực tuyến để tổng kết khóa tập huấn (Tháng 4/2024)
- Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng zoom và trực tiếp kết hợp với tham quan mô hình tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Hồ sơ đăng ký:
https://docs.google.com/document/d/1cSAlPYZcujAegp5RlPuW7OpZXX6Hgj0M/edit?usp=sharing&ouid=111833295070842462738&rtpof=true&sd=true
- Hạn đăng kí: Hết ngày 02/09/2023
- Gửi đơn đăng kí tới email: angela.machacillia@wur.nl, cc tới email daniel.danial@wur.nl, nvlong@vnua.edu.vn, dmst@vnua.edu.vn
- Kinh phí tham dự:
- Tổ chức Nuffic chi trả kinh phí tổ chức khóa tập huấn, gồm: Phí thuê chuyên gia Hà Lan, phí ăn trưa cho học viên (đối với toàn thể học viên tham gia), phí ở cho học viên (đối với học viên ngoài Hà Nội), phí tài liệu tập huấn (Đồng phục, sổ sách, USB, tài liệu liên quan khác).
- Kinh phí đi lại do học viên hoặc đơn vị cử học viên tham gia tự chi trả.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thông tin chi tiết về khóa tập huấn
“PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DIÊM MẠCH
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM”
Cây diêm mạch có nguồn gốc tại Nam Mĩ, là cây cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đồng thời có khả năng chịu hạn và mặn tốt. Cây diêm mạch hiện đang được trồng rộng rãi tại nhiều khu vực trên thế giới và đang được nghiên cứu phát triển tại Việt Nam. Nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà khoa học, sinh viên và nhà sản xuất (i) Nâng cao kỹ năng và kiến thức liên quan đến các bất thuận trong sản xuất cây diêm mạch; (ii) Giúp người tham gia làm quen, nâng cao kỹ thuật canh tác và quản lý dịch bệnh ở cây diêm mạch; (iii) Nắm bắt được mối tương quan giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, đồng thời biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập bản đồ và phân tích chuỗi giá trị diêm mạch tại Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp trân trọng kính mời các cán bộ, cán bộ quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học, các sinh viên cấp độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang làm việc và tham gia vào lĩnh vực trực thuộc các đơn vị trong và ngoài Học viện liên quan đến các lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, bệnh cây, khoa học cây trồng, sinh lý thực vật, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác và các lĩnh vực liên quan, đăng kí tham dự khoá tập huấn “Phát triển chuỗi giá trị diêm mạch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam” do trường Viện nghiên cứu cây trồng, Đại học Wageningen, Hà Lan và Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức với nội dung cụ thể như sau:
1. Nội dung lớp tập huấn
- Mô đun 1: Công nghệ nhân giống cây trồng đổi mới cho các yếu tố bất thuận trong sản xuất cây diêm mạch (Gerard van der Linden & Daniel Danial – WUR)
- Giới thiệu về các yếu tố bất thuận trong sản xuất và những điều cần thiết để chọn giống có khả năng chống chịu với các yếu tố bất thuận đó.
- Nghiên cứu và thảo luận nhóm về cơ chế thích nghi của cây trồng trong điều kiện bất thuận.
- Công cụ lựa chọn giống có khả năng chống chịu yếu tố bất thuận trong sản xuất (1): Hạn hán.
- Công cụ lựa chọn giống có khả năng chống chịu yếu tố bất thuận trong sản xuất (2): Mặn và các điều kiện khác.
- Kỹ thuật gen trong nhận giống tạo giống chống chịu yếu tố bất thuận trong sản xuất.
- Các bài tập thực hành và thực tiễn trong mô hình trình diễn và thực hành về cách chọn giống trong điều kiện chống chịu nhiệt độ cao và hạn hán trên đồng ruộng.
- Đánh giá khóa đào tạo, trình bày kế hoạch hành động, đề xuất và theo dõi.
Mô-đun 2: Chiến lược quản lý diêm mạch trong điều kiện mặn (Robert van Loo-and Daniel Danial – WUR)
- Khái niệm tích hợp nông nghiệp thực tiễn trong sản xuất cây diêm mạch.
- Quản lý đất trồng, sử dụng hiệu quả nước và phân bón.
- Công nghệ sản xuất và quản lý cây trồng.
- Chiến lược quản lý sâu bệnh và dịch bệnh tổng hợp.
- Quản lý nông nghiệp bền vững.
- Cải thiện hoạt động và năng suất nông nghiệp.
- Đào tạo về thử nghiệm diêm mạch về quản lý cây trồng và quản lý sâu bệnh tổng hợp và công nghệ sau khi thu hoạch.
- Đánh giá, kế hoạch hoạt động, đề nghị và theo dõi.
Mô-đun 3: Phát triển chuỗi giá trị diêm mạch (Rene van Rensen – Fresh Studio -Vietnam)
- Khái niệm về chuỗi giá trị
- Bản đồ chuỗi giá trị
- Từ phân tích chuỗi đến phát triển chuỗi giá trị
- Phân tích chuỗi giá trị và các công cụ để thực hiện đánh giá VCA
- Công cụ đánh giá chẩn đoán nhanh
- Nhiệm vụ của các nhóm nghiên cứu thực địa
- Đánh giá, kế hoạch hành động, đề xuất và theo dõi
2. Chuyên gia
- Dr. Richard Visser: Giám đốc Viện nghiên cứu cây trồng, trường Đại học Wagenigen, Hà Lan; có 40 năm kinh nghiệm về chọn tạo giống cây trồng có khả năng kháng bệnh bền vững; có kinh nghiệm tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á.
- Dr. Gerard van der Linden: 27 năm tại Đại học Wagenigen, Hà Lan; nhiều năm kinh nghiệm về các yếu tố hạn mặn ở cây; có kinh nghiệm tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á
- Robert van Loo: Giảng viên, nghiên cứu cao cấp tại trường Đại học Wagenigen, Hà Lan; có 32 năm kinh nghiệm trong chọn tạo giống diêm mạch, phát triển chuỗi giá trị; có kinh nghiệm tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á
- Daniel Danial: 40 năm tại Viện nghiên cứu cây trồng, trường Đại học Wagenigen, Hà Lan; nhiều năm kinh nghiệm về chọn tạo giống cây trồng có khả năng kháng bệnh bền vững; có kinh nghiệm tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á
- Angela Machacilla: 22 năm tại trường Đại học Wagenigen, Hà Lan; nhiều năm kinh nghiệm tổ chức các khoá tập huấn quốc tế; đã tham gia tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á
- Rene van Rensen – Fresh Studio – Vietnam; nhiều năm kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp tuần hoàn và phát triển chuỗi giá trị bền vững; có kinh nghiệm tập huấn tại Hà Lan, Châu Âu, Nam Mĩ, và châu Á
3. Hình thức
Khóa học trực tuyến qua nền tảng zoom và trực tiếp kết hợp tham quan mô hình thực tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ngoài việc tự học bằng tài khoản cá nhân, người tham gia còn có các tiết học tương tác cùng các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm tại trường Đại học Wageningen, Hà Lan. Kết thúc khóa học, học viên sẽ đươc đánh giá và nhận chứng nhận tham gia khóa học.
4. Thời gian tổ chức
- Ba ngày đào tạo trực tuyến (Tháng 10/2023)
- Đào tạo tập huấn trực tiếp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 13/11/2023 – 24/11/2023
- Một ngày đào tạo trực tuyến để tổng kết khóa tập huấn (Tháng 4/2024)
5. Đối tượng tham dự
- Chuyên ngành/chuyên môn: Chọn tạo giống cây trồng, bệnh cây, khoa học cây trồng, sinh lý thực vật, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác và các lĩnh vực liên quan.
- Đối tượng tham dự: Các cán bộ, giảng viên trực thuộc các đơn vị trong và ngoài Học viện liên quan đến các lĩnh vực nêu trên.
- Khả năng tiếng Anh: Tối thiểu B1
6. Phí tham dự tập huấn:
- Tổ chức Nuffic chi trả kinh phí tổ chức khóa tập huấn, gồm: Phí thuê chuyên gia Hà Lan, phí ăn (đối với toàn thể học viên tham gia), phí ở cho học viên (đối với học viên ngoài Hà Nội), phí tài liệu tập huấn (Đồng phục, sổ sách, USB, tài liệu liên quan khác).
- Kinh phí đi lại do học viên hoặc đơn vị cử học viên tham gia tự chi trả.
7. Đăng kí
- Hạn đăng kí: Hết ngày 02/09/2023
- Mẫu đăng kí (Truy cập đường link):
https://docs.google.com/document/d/1cSAlPYZcujAegp5RlPuW7OpZXX6Hgj0M/edit?usp=sharing&ouid=111833295070842462738&rtpof=true&sd=true
- Gửi đơn đăng kí đến địa chỉ email angela.machacillia@wur.nl, cc tới daniel.danial@wur.nl, nvlong@vnua.edu.vn, dmst@vnua.edu.vn
- Thông tin chi tiết về Chương trình cũng như cách thức nộp hồ sơ (tiếng Anh) vui lòng xem tại link:
https://drive.google.com/file/d/18nHRpXQYP4MtKIrlaHUMgQhWJIN0hX0L/view?usp=sharing
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên email Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp: dmst@vnua.edu.vn hoặc trợ lý Dự án Thủy Nguyễn (SĐT: 0398.607.129, email: nguyen.thuy@vnua.edu.vn)